NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ ĐƯỢC CẤP BẰNG LÁI XE Ô TÔ VÀ XE MÁY KHÔNG?
Đã cập nhật: 7 thg 12, 2022
Người khuyết tật có được lái ô tô và xe máy hay không? Nếu có thì cần thỏa mãn những điều kiện gì và hồ sơ thủ tục như thế nào? Đâu là trung dạy lái xe cho người khuyết tật? Bài viết dưới đây của Vulcan sẽ giúp mọi người trả lời chính xác những câu hỏi này.
Người khuyết tật có được cấp bằng lái xe không?
Người khuyết tật có được thi bằng lái xe máy hay bằng lái ô tô không là mối quan tâm của rất nhiều người. Trước đây, điều này tương đối khó khăn nhưng với thông tư mới của bộ GTVT về quy định cấp giấy phép lái xe B1 cho người khuyết tật, việc lấy bằng lái đã trở nên dễ dàng hơn.
Cụ thể, theo quy định mới của Bộ GTVT từ ngày 01/06/2017, người khuyết tật đủ điều kiện về sức khỏe theo quy định sẽ được dự thi lấy giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động.
Điều này đã được nêu rất chi tiết trong Thông tư 12/2017 / TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành thay thế Thông tư 58/2015 / TT-BGTVT. Chúng chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 06 năm 2017. Thông tư này nêu rõ quy chế đào tạo và sát hạch lái xe đối với một số trường hợp đặc biệt.
Theo đó, khoản 2 Điều 43 của Thông tư đã nêu rõ: Đào tạo để lấy giấy phép lái xe hạng B1 (ô tô 4-9 chỗ ngồi, ô tô tải dưới 3,5 tấn) số tự động cho người khuyết tật học lái xe ô tô hạng B1 số tự động của các trung tâm đào tạo.

Người khuyết tật được phép lái xe nếu bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe và phương tiện
Theo quy định, các học viên phải cung đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện và làm đầy đủ hồ sơ thi bằng lái xe theo quy định và chỉ đăng ký học tại một trung tâm đào tạo đã được phê duyệt. Đồng thời, học viên phải học đủ thời gian và nội dung của chương trình đào tạo theo đúng quy định. Với các môn lý thuyết học viên có thể tự học nhưng phải thi và được cấp chứng chỉ nếu đạt yêu cầu. Trung tâm đào tạo lái xe cho người khuyết tật phải sử dụng xe hạng B1 hộp số tự động được cấp phép để đào tạo và dùng làm xe tập lái.
Đối với người khuyết tật không có đủ các điều kiện để lái xe tập lái số tự động hạng B1 của cơ sở đào tạo thì cơ sở đào tạo được sử dụng xe của người khuyết tật làm xe tập lái cho người học. Xe của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp để người khuyết tật điều khiển, bảo đảm các điều kiện quy định tại Nghị định số 65/2016 / NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo và sát hạch bằng lái xe ô tô. Quy định về xe ô tô khi dự thi cũng tương tự. Nếu người khuyết tật không đủ điều kiện sử dụng xe tập lái của trung tâm thì có thể sử dụng xe cá nhân với kết cấu phù hợp.
Như vậy có thể thấy, người khuyết tật hoàn toàn có thể học và thi bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động nếu đủ điều kiện sức khỏe. Vậy điều kiện sức khỏe có quy định như thế nào?
Điều kiện sức khỏe để dự thi bằng lái xe B1 cho người khuyết tật
Những người khuyết tật muốn tham gia dự thi lấy giấy phép lái xe hạng B1 bắt buộc phải trải qua các bước khám sức khỏe của cơ quan y tế được quy định. Đồng thời họ cũng phải đáp ứng đủ yêu cầu về sức khỏe được quy định tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT về tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe do liên Bộ GTVT – Y tế ban hành.
Khi đi khám sức khỏe, người khuyết tật thi bằng lái xe hạng B1 phải khai đầy đủ tiền sử, bệnh sử của gia đình và qua vòng kiểm tra của bác sĩ. Sau đó mọi người sẽ được khám sâu 8 chuyên khoa lâm sàng như: tâm thần, thần kinh, mắt, tai – mũi – họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chuyên khoa nội tiết(đối với phụ nữ sẽ có thêm khoa thai sản). Nếu đạt tất cả các yêu cầu này, trung tâm sẽ cung cấp giấy chứng nhận về sức khỏe để người khuyết tật hoàn thiện hồ sơ thi bằng lái xe.

Người khuyết tật muốn thi bằng lái xe phải khám sức khỏe tại bệnh viện được quy định
Ngoài ra, quy định về sức khỏe đặc biệt cũng sẽ không cho phép những trường hợp sau đây được điều khiển xe mô tô hoặc ô tô:
Người bị các chứng rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 6 tháng.
Người bị các chứng rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi của bản thân.
Người thường xuyên gặp phải hiện tượng chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý
Người có thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10
Người bị rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây
Người bị suy tim độ III trở lên; các bệnh, tật gây khó thở
Ngoài ra, những người bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay, một bàn chân VÀ một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) cũng không được phép lái xe.
Trên đây là quy định với người muốn học bằng lái xe ô tô. Riêng đối với trường hợp lái xe mô tô thì đó phải là xe ba bánh của người khuyết tật đã được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký biển số.
Vậy người cụt chân có được lái xe không? Theo quy định bên trên thì người bị cụt một chân hoặc một tay vẫn có thể thi bằng lái xe hạng B1. Tuy nhiên, loại xe thi cũng như xe sử dụng phải có kết cấu phù hợp để các tay chân còn lại có thể điều khiển được vô lăng, gạt cần tín hiệu, đèn chiếu sáng, cần gạt mưa….khi lái xe.

Người cụt một chân hoặc một tay vẫn có thể thi bằng lái xe
Hồ sơ đăng ký học và thi bằng lái xe dành cho người khuyết tật
Người khuyết tật muốn thi bằng lái xe mô tô hoặc ô tô cần chuẩn bị các giấy tờ dưới đây:
Mẫu đơn đề nghị học và thi sát hạch giấy phép lái xe theo mẫu quy định.
Bản sau giấy CMND hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
Giấy khám sức khỏe của trung tâm y tế có thẩm quyền theo quy định.
Người khuyết tật học và thi sát hạch để lấy giấy phép lái xe ở đâu?
Hiện nay, các trung tâm dạy đào tạo và tổ chức thi giấy phép lái xe rất đa dạng. Tuy nhiên, với những khó khăn về cơ sở vật chất(địa điểm, loại xe có kết cấu phù hợp, trang thiết bị,...), hiện vẫn chỉ có rất ít trung tâm tổ chức đào tạo lái xe cho người khuyết tật. Thêm vào đó, vẫn chưa có một hướng dẫn rõ ràng về việc khám sức khỏe để sát hạch bằng lái xe B1 cho trường hợp này. Chính vì thế, việc người khuyết tật lấy được bằng lái xe vẫn còn tương đối khó khăn. Tuy nhiên, hiện cũng đã có những đề xuất về thí điểm các trung tâm đào tạo lái xe dành riêng cho người khuyết tật cũng như các hướng dẫn về việc khám sức khỏe. Do đó, chúng ta có thể hy vọng trong thời gian sắp tới, việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, người khuyết tật cũng có thể cân nhắc các lựa chọn phương tiện di chuyển khác như xe đạp hoặc xe máy vì đây là nhữn phương tiện thông dụng và sẽ dễ dàng hơn trong việc thi các loại bằng lái dành cho xe máy. Đối với xe máy và xe đạp, bạn có thể sử dụng cánh tay Vulcan để cân bằng xe khi tập luyện và di chuyển.
Trên đây là một số thông tin giúp chúng ta có thể trả lời câu hỏi người khuyết tật có được lái ô tô và xe máy hay không. Hy vọng rằng đây sẽ là những tin tức hữu ích và đáng tin cậy để mọi người có thể tham khảo.
-----
📞 Hotline Zalo tư vấn sản phẩm & trải lòng: 0338 380 737 (Được)
🦾🦿 Bảng giá chi phí lắp đặt tay chân giả: https://www.wearevulcan.com/chi-phi-lap-dat-tay-chan-gia